banner nắn chỉnh cột sống ycotlienkhoa.com

Đau thần kinh liên sườn

Đau dây thần kinh liên sườn bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như chấn thương, hoạt động sai tư thế… có các biểu hiện như đau tức ngực, đau mạng sườn...

Bạn nên quan tâm - đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở

BẠN ĐÃ TỪNG ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN BAO GIỜ CHƯA NHỈ ?
Có nhiều trường hợp trẻ tuổi, bỗng thấy đau vùng ngực phải khi cử động hay xoay người. Rất đau và tức khi hít sâu. Còn nằm im hay thở ra thì không thấy gì. Sờ vào ngực thì không xác định được vị trí đau, đã băn khoăn không biết đó là dấu hiệu bệnh gì. Rất có thể đó là triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn.

Đau thần kinh liên sườn là gì?
Là bệnh lý thần kinh cột sống thường gặp ở những người trưởng thành. Tính chất đau là đau liên tục suốt ngày đêm, đau tăng khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi... Ngoài ra còn có dấu hiệu như: sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân... Bệnh gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc và quá trình vận động của người bệnh. Với việc áp dụng phương pháp nắn chỉnh Y Cốt Liên Khoa vào quá trình điều trị đau thần kinh liên sườn sẽ mang lại kết quả nhanh nhất có thể.

dây thần kinh liên sườn
hình ảnh dây thần kinh liên sườn

Đau thần kinh liên sườn là như thế nào, đó là biểu hiện của bệnh lý gì?
Đặc điểm nổi bật của bệnh đau dây thần kinh liên sườn là hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cơn đau ở ngực dễ nhầm với bệnh tim hoặc phổi. Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là dựa vào nguyên nhân gây bệnh (zona, lao, thoái hóa cột sống). Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân thì chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng.
Đau thần kinh liên sườn là hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn. Đây là những dây thần kinh tủy sống xuất phát từ đoạn tủy ngực D1 - D12, chạy dọc theo xương sườn cùng với động mạch và tĩnh mạch liên sườn. Bệnh đôi khi là biểu hiện đau cơ năng nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác với nguyên nhân gây bệnh thường do:
- Thoái hóa cột sống: Gây đau nhức cột sống tương ứng với vị trí bị lão hóa, ảnh hưởng đến cả tay chân. Nếu có dấu hiệu đau âm ỉ ở vùng ngực, khi ấn vào điểm chính giữa cột sống từ 2 - 3 cm có cảm giác đau tức nhẹ, đây là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh liên sườn đang gặp tổn thương.
- Bệnh lao cột sống (hoặc ung thư cột sống): Gây đau nhói ở cả 2 bên sườn, đau tăng khi vận động mạnh hoặc thực hiện các tư thế cúi gập người liên tục, kèm theo dấu hiệu sốt về đêm, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, stress,…
Đau thần kinh liên sườn có thể do thoái hóa cột sống, ung thư cột sống,…
- Bệnh lý tủy sống: Đau thần kinh liên sườn có thể là biến chứng sớm của một số bệnh lý liên quan đến tủy sống như u rễ thần kinh, u ngoại tủy,…
Viêm nhiễm khuẩn: Bệnh Zona thần kinh nếu xảy ra ở hai bên sườn cũng có thể gây đau thần kinh liên sườn với biểu hiện: xuất hiện mụn nước màu đỏ, đau và ngứa rát, sau khi khô sẽ đóng vẩy nến và để lại sẹo.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH LÝ ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN.
Theo Tôi, đau dây thần kinh liên sườn bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Có hai loại đau dây thần kinh liên sườn là nguyên phát và thứ phát. Đau dây thần kinh liên sườn có thể do lạnh hoặc do vận động sai tư thế; do nhiễm khuẩn hay gặp nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona… Khi bị đau nguyên phát, người bệnh có cảm giác đau liên tục một bên lưng, dần dần lan theo hướng chéo xuống dưới và ra trước tùy theo khu trú ở đoạn cột sống lưng trên hay dưới. Điểm đau rất rõ khi ấn vào những điểm lộ ra của những sợi thần kinh liên sườn, cạnh cột sống, đường giữa nách.
Đối với đau thứ phát, bệnh nhân thường bị đau do bệnh lý đĩa đệm cột sống ngực, lao cột sống do tổn thương phổi - màng phổi hoặc đau quặn gan cần được chẩn đoán phân biệt. Người bệnh cảm thấy đau ở bả vai với sống lưng, có thể đau một hoặc cả 2 bên, đau âm ỉ cả ngày và đêm khi hít thở sâu, ho, hắt hơi hoặc thay đổi tư thế. Những cơn đau này có thể kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Khi các cơn đau này tăng dần khiến ta nhầm tưởng với các cơn đau thắt ngực thông thường hay các triệu chứng bệnh tim và phổi.

Trên thực tế, đau thần kinh liên sườn không chỉ là biến chứng của nhiều bệnh lý cơ xương khớp, bệnh còn có thể khởi phát do các nguyên nhân khác như chấn thương, tai nạn, hoạt động sai tư thế,… với một số triệu chứng như sau:
Đau ở vùng cạnh sống lưng, đau âm ỉ, lan ra hai bả vai và cánh tay, đau theo khoang liên sườn và đi ra trước khi người bệnh vận động mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, ho hoặc hắt hơi,…
Đau ở một bên cột sống (trái hoặc phải), đau từ trước ngực vòng ra phía sau cột sống, dùng tay ấn sẽ có cảm giác đau nhói như bị kim châm, đau giảm nếu nghỉ ngơi đúng cách và vận động hợp lý.
Có thể đóng vảy khô trên da và để lại sẹo nếu bệnh phát triển nặng, kèm theo triệu chứng đau nhức, ngứa rát rất khó chịu, thường kéo dài vài tuần cho đến vài tháng, thậm chí lặp đi lặp lại trong nhiều năm liên tiếp.
Đôi khi bị sốt cao về chiều, tối mất ngủ, chán ăn gây sụt cân nhanh, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày.
Việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn cơ bản phải tìm được nguyên nhân gây ra bệnh. Người bệnh có thể tìm được nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn bằng các biện pháp cận lâm sàng như xét nghiệm, Xquang, chụp cắt lớp vi tính… Trên cơ sở đó, người bệnh sẽ được điều trị theo nguyên nhân đã được xác định và xử trí theo hướng của viêm rễ thần kinh.

cách giảm đau dây thần kinh liên sườn
cách giảm đau dây thần kinh liên sườn

ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH LIÊN SƯỜN KHÔNG DÙNG THUỐC.
- Xoa nắn bằng tay với Pp Y Cốt Liên Khoa: Sử dụng tay thực hiện một số động tác xoa nắn di động khớp, kéo giãn xương khớp tại khu vực bị đau thần kinh liên sườn, giúp giải phóng chèn ép thần kinh, điều chỉnh các sai lệch, từ đó giúp giảm đau hiệu quả trong các trường hợp bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm gây đau thần kinh liên sườn.
- Chiếu đèn hồng ngoại: Lượng nhiệt nhân tạo sinh ra từ ánh sáng hồng ngoại có tác dụng sát khuẩn, giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, từ đó giúp giảm đau, giãn mạch và tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.
- Chườm nóng: Biện pháp này có tác dụng giảm đau mãn tính, giảm co thắt cơ, cải thiện quá trình lưu thông máu và trao đổi chất, từ đó đẩy nhanh tiến độ phục hồi.

* LƯU Ý: Tuy là cố gắng điều trị không dùng thuốc nh�ng Nếu thấy bệnh nhân quá đau đớn thì Việc cần làm là giảm đau bằng một số thuốc thông thường (paracetamol, felden, diclofenac,thuốc chống viêm không Steroide,) để giải quyết tạm thời cho tk não bộ giảm bị kích thích mạnh tránh gây ra những phản xạ co cơ và những phản ứng không tốt cho cơ thể gây sốt... Bên cạnh đó, cần dùng một số thuốc đặc trị đau thần kinh (nếu muốn nhanh khỏi hơn). Ngoài ra, nên dùng thêm các thuốc giãn cơ và các loại thuốc nhóm vitamin 3B liều cao (B1, B6, B12) là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào, trong đó có tế bào thần kinh.Còn đối với bệnh zona gây ra đau liên sườn thì lời khuyên của Tôi là nên đến chuyên khoa da liễu để điều trị Zona.

Đau thần kinh liên sườn nên ăn gì?
Song song với dùng thuốc, cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, trái cây, rau...giúp cho cơ thể không bị thiếu hụt các chất cần thiết nhằm giảm nguy cơ loãng xương để hạn chế mắc bệnh. Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống. Trường hợp nhẹ, bệnh cũng có khi tự khỏi. Nếu sau 3 ngày bệnh không đỡ thì người bệnh nên đi khám để được đưa ra phương án điều trị.

Đau thần kinh liên sườn
đau dây thần kinh liên sườn gây khó thở

Để tránh những biến chứng từ nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn, khi phát hiện sớm có các biểu hiện nghi ngờ như đau tức ngực, đau mạng sườn, mọi người nên đi kiểm tra sớm để được khám và xác định nguyên nhân. Từ đó việc điều trị mới có hiệu quả. Lời khuyên từ L.Y Nguyễn Chính -Y Cốt Liên Khoa.


Chia sẻ sách Pdf: Bí quyết bấm huyệt chữa bệnh
🎯CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM - ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ CHIA SẺ CHO MỌI NGƯỜI BÀI VIẾT BỔ ÍCH!!!
Bản tin Y CỐT LIÊN KHOA
Bệnh nhân bị sốc hoặc bị ngất : - Do bệnh nhân sợ hãi hoặc shock thuốc=> Hãy ngưng truyền, ủ ấm ngay, báo bác sỹ xử trí và động viên bệnh nhân....
Xương là một mô sống, cơ thể luôn có 5% diện tích vỏ xương và 20% diện tích bè xương xương cần có canxi và Vitamin D và Vitamin D lại tan trong CHẤT BÉO
Giới thiệu một phương pháp mà cơ chế chủ yếu của nó là TÁC ĐỘNG TRỰC TIẾP vào xương cột sống, gân cơ, mạch máu...để điều chỉnh sự di lệch các đốt xương sống
Tìm hiểu về những chấn thương và sự va đập dẫn đến bong gân hoặc rách cơ. Cơ và dây chằng có khả năng dãn nhất định; khi quá căng, chúng có thể bị rách...
Một số nguyên nhân thường gặp gây đau khớp háng là: thoái hóa khớp; viêm đa khớp dạng thấp; thoái hóa khớp sau chấn thương; hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch); bệnh lý khớp háng ở trẻ em.
Kéo giãn cột sống lưng., Là một trong những liệu pháp chữa thoát vị đĩa đệm ,vẹo cột sống và các bệnh xương khớp mà không cần phẫu thuật...
Nắn chỉnh cột sống là phương pháp dùng tay tác động lên cột sống qua mặt ngoài cơ thể nhằm mục đích phục hồi lại các kết cấu các đốt sống bị di lệch.
Hãy giỏi một thứ trước khi muốn giỏi nhiều thứ.Hãy so sánh bạn của ngày hôm nay và bạn của ngày hôm qua.Thất bại của người khác lại là kinh nghiệm cho bạn.
Chèn ép tủy diễn tiến từ từ có thể gây nên chèn ép cơ học trực tiếp hoặc qua trung gian của rối loạn tuần hoàn tại chỗ hoặc của hiện tượng thiếu máu cục bộ
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch nhiều lên bất thường làm cho khớp bị sưng, đau nhức, đi lại khó khăn, khó vận động...
1 2 3 4 5
Tin Nổi Bật
Cơ - xương - khớp - cột sống - xương chậu
xương khớp
Hệ thống động mạch cơ thể người
hệ thống động mạch cơ thể người

 



Nguyễn Chính


Phương pháp

Y Cốt Liên Khoa


Nắn Chỉnh Cột Sống


 Đông Y Trị Liệu

Khai thông Cột Sống

Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Hình ảnh khóa học Y Cốt Liên Khoa

học nắn xương chậu, học nắn chỉnh cột sống

 
học nắn chỉnh xương chậu

học nắn chỉnh cột sống, bài chữa đau cổ vai gáy

 
giảng bài đau cổ vai gáy

 

  Giảng về điều trị chân ngắn, chân dài - xương chậu

 
 
Học giác hơi chuẩn đoán chuyên sâu

học kiểm tra đốt sống lưng, học nắn chỉnh cột sống
 
Học kiểm tra đốt sống lưng

ôn tập về xương cột sống, học nắn chỉnh cột sống
 
Ôn tập về xương cột sống

Video lớp học nắn chỉnh cột sống


Truyền nghề
Nắn chỉnh cột sống - Nắn chỉnh xương chậu


Học Trị liệu Dưỡng Sinh Đông Y    Đả Thông Kinh Lạc chuyên sâu


Các bài viết của website: YCotLienKhoa.com chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán, điều trị và chữa bệnh.
© Copyright 2020